Header Ads

test

Nói chuyện giúp con thông minh hơn

Làm phong phú vốn từ và khả năng giao tiếp cho trẻ từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Điều đó có thể giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ của mình, tạo tiền đề cho sự phát triển năng lực cá nhân trong tương lai.

1. Trò chuyện từ khi bé chưa biết nói

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Amsterdam phát hiện ra rằng, trẻ có thể học ngôn ngữ từ những điều đơn giản nhất như ngữ điệu và giọng nói ngay khi còn trong bụng mẹ. Các chuyên gia cũng cho biết: Cách trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ như thế nào không quan trọng bằng số lượng từ mà trẻ thu nhận được.
Trẻ có thể nghe ngay từ khi còn trong bụng mẹ (ảnh Internet)
Số từ mà một trẻ 3 tuổi nghe được sẽ bằng với sự thành công của trẻ sau này. Mẹ hãy tưởng tượng mình là một phát thanh viên đang dẫn trương trình nào đó và luôn tìm tòi cách diễn đạt hay nhất đến thính giả.

Mách mẹ: Ngoài cách nói chuyện thông thường cha mẹ còn có thể kể chuyện cho con nghe hoặc cha mẹ nói chuyện với nhau theo nội dung những câu truyện trong sách.

2. Để trẻ nói chuyện một mình

Cách này có vẻ hơi kỳ quoặc nhưng mẹ chớ bỏ qua. Khi trẻ biết nói, ngoài thời gian trò chuyện cùng con, cha mẹ nên dành một khoảng thời gian cho trẻ nói chuyện một mình. Đây là cách tuyệt vời để kích thích khả năng về ngôn ngữ. Nó rất hữu hiệu trong việc tạo ra thói quen về phát ngôn và mang đến niềm vui cho trẻ. Lúc này, cha mẹ đóng vai trò là người nghe và bạn có thể sửa lỗi cho con.

Mách mẹ: Ngoài cách nói chuyện thông thường và lắng nghe cha mẹ còn có thể đưa ra tình huống nhằm kích thích sự linh hoạt trong việc xử lý tình huống của trẻ.

3. Giao tiếp với trẻ

Bố mẹ nên tạo ra nhiều hoạt động liên quan đến ngôn ngữ để giao tiếp với con. Đó có thể là những cuộc hội thoại, kể chuyện và hát. Đây là cách hữu hiệu tạo nên thói quen cho trẻ nhằm kích thích tư duy và phát triển ngôn ngữ. Từ 20 - 24 tháng tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ, cha mẹ nên biết về điều này.

Nói chuyện giúp con kích thích tư duy và phát triển ngôn ngữ (Internet)
Không phải trẻ nào cũng “linh hoạt” ngay từ đầu, một số trẻ đã cố gắng nhưng con vẫn chưa nói được. Gặp tình huống này, cha mẹ phải biết cách ghi nhận nỗ lực ấy và cùng con cố gắng hơn.

Mách mẹ: Thi thoảng mẹ nên thay đổi phương pháp nói chuyện bằng cách cho trẻ xem tranh/ảnh và đặt ra câu hỏi: “Còn nhìn thấy những gì có trong bức tranh/ảnh này?”. Mẹ nên có sự tương tác bằng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể với con, đồng thời cũng cần có sự khen ngợi trước “thành quả” của con.

4. Những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Mỗi bé có giai đoạn phát triển kỹ năng ngôn ngữ riêng. Các nhà khoa học đã tổng hợp dự đoán theo những giai đoạn sau:

0-4 tháng: Trẻ em bắt chước một số âm thanh nhất định và quan tâm tới giọng nói của những người xung quanh.

4-7 tháng: Trẻ có phản ứng với âm thanh và bập bẹ nói.

7 - 12 tháng: Trẻ biết kết hợp những âm tiết và nói được nhiều từ hơn.

12 - 18 tháng: Vốn từ của trẻ phát triển rất nhanh, trẻ đã biết nói nhiều từ cùng một lúc
.
18 - 30 tháng: Trẻ có thể nói được những cụm từ, thậm chí là nói thành câu dài. 

Mách mẹ: Nếu trẻ đã 18 tháng tuổi mà chỉ nói được hơn 15 từ, cha mẹ nên cho con đi khám. Mỗi bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ theo tốc độ riêng. Cha mẹ cần quan tâm và phát hiện kịp thời bệnh về ngôn ngữ hoặc thính giác để chữa trị hiệu quả.

Đã đăng PNTP tháng 1-2015

Không có nhận xét nào