Để trẻ hiểu về sở hữu
Dạy con cách sở hữu, chia sẻ luôn là vấn đề được nhiều phụ
huynh quan tâm. Dù bằng cách nào thì cha mẹ cần dạy cho trẻ hiểu để có được thứ
mình muốn, trẻ phải biết siêng năng, kiên nhẫn và vượt qua khó khăn.
Tại một trường mầm
non ở Mỹ, trẻ em đến trường được quy định rằng mỗi trẻ sẽ chỉ giữ một món đồ
chơi mình thích. Khi đã chọn món đồ đó, trẻ sẽ dùng nó trong một thời gian và
không được tranh giành đồ chơi với bạn. Nếu trẻ thích chơi đồ của bạn thì phải
chờ đợi cho đến khi bạn không thích thì mình mới được dùng. Cách này giúp nhà
trường tiết kiệm được một khoản tiền mua đồ chơi. Khi trẻ vào nhà tắm hoặc đi
ăn, chúng sẽ không được chơi tiếp nếu không hoàn thành tốt.
Ban đầu, nhiều
phụ huynh ngạc nhiên về điều này và không hiểu tại sao nó lại trở thành quy tắc.
Sau một thời gian thực hiện, các phụ huynh không thấy con em mình ném đồ chơi
hay tranh giành đồ của bạn. Và sau nhiều trải nghiệm thực tế, phụ huynh đã hiểu
được ý nghĩa của quy định.
Hướng dẫn trẻ biết chia sẻ là điều không hề đơn giản |
Câu chuyện thực tế
Dưới
đây là hai câu chuyện mà một phụ huynh đã chia sẻ từ thực tế.
Câu chuyện thứ
nhất, bạn của Beth có một cậu con trai hai tuổi. Hàng ngày, gia đình thường đưa
cậu bé ra công viên chơi. Cậu bé luôn mang theo chiếc xe ô tô nhỏ để chơi. Một
trong số những đứa trẻ ở công viên đã đòi chơi chiếc ô tô và cuộc ẩu đả xảy ra.
Mẹ của cậu bé nọ đã nói với con trai của bạn Beth rằng liệu có phải mẹ cậu đã
không dạy cậu bé cách chia sẻ đồ chơi với bạn. Có lẽ, cô ấy không biết, cậu bé
đã được dạy về quy tắc đồ chơi tại trường mầm non. Và dĩ nhiên, cậu bé nói
không là điều bình thường vì đó là đồ chơi của cậu.
Câu chuyện thứ
hai xảy ra tại một trung tâm thể dục có leo núi và lái x echo trẻ em. Tại đây,
có rất nhiều đồ chơi cho trẻ em như xe ô tô nhựa, xe ba bánh, những quả bóng lớn
và lâu đài hơi nhún. Con trai Beth rất thích chơi chiếc ô tô màu đỏ, lần nào đến
cậu bé cũng chơi chiếc xe đó. Lần này, cậu bé cũng chơi chiếc xe đỏ.
Hầu hết các bà mẹ
thường kèm hoặc chơi cùng con nhưng Beth để con tự chơi một mình. Trong khi quan sát cô chứng kiến một bà mẹ
liên tục đến đề nghị con trai cô cho con trai của cô ấy chơi chiếc xe màu đỏ
nhưng cậu bé từ chối. Có hàng trăm chiếc xe như vậy trong trung tâm, vậy tại
sao cô ấy không hướng con mình đến chiếc xe khác. Cậu bé vẫn phớt lờ lời đề nghị. Cuối cùng, người phụ nữ đành từ bỏ và dỗ
con mình chơi chiếc xe khác.
Rút ra bài học
Bố mẹ luôn mong
muốn mình có thể mang đến tất cả những gì mình có cho con cái. Điều đó không có
nghĩa là bố mẹ nuông chiều và thực hiện sở thích, yêu sách của con chỉ vì chúng
thích và muốn có. Đây sẽ là bài học cho cả cha mẹ và con cái. Cả hai nên biết rằng
không phải lúc nào bạn cũng có thể có được những thứ mình muốn từ người khác.
Trong cuộc đời
trưởng thành của con bạn, có lẽ nó sẽ nghĩ rằng nó còn “nợ” tất cả thứ nó nhìn
thấy. Rất nhiều người luôn mong muốn có được cái gì đó một cách ngẫu nhiên hay
khuyến mại. Đó không phải là điều tất nhiên, mà chỉ là do may mắn hoặc một
chương trình kinh doanh nào đó.
Hãy suy nghĩ về
cuộc đời trưởng thành của mình. Hẳn là bạn sẽ không chen lấn, sô đẩy người khác
để giành lấy chỗ đứng khi mua hàng, bởi vì bạn không cảm thấy mệt mỏi vì chờ đợi.
Và chúng ta se chẳng bị ai lấy cắp cái gì đó như điện thoại, kính mắt, ví… chỉ
vì họ muốn sử dụng nó nếu mọi người hiểu và tôn trong sở hữu của người khác.
Sẽ là rất khó để
cha mẹ dạy con cách chấp nhận với thất vọng trong cuộc sống. Nhưng cha mẹ cần
phải tìm ra phương pháp phù hơp với con và khéo léo chỉ cho con hiểu vấn đề. Thất
bại hay thất vọng trong luôn xảy ra
trong cuộc sống. Cha mẹ cần dạy cho con hiểu rằng để có được những thứ mình muốn
phải biết siêng năng, kiên nhẫn, và vượt qua những điều khó khăn.
Ngô Diệp- Đã đăng Phụ nữ thành phố tháng 1-2015
Post a Comment