Header Ads

test

Chữa bệnh bằng thực phẩm

Thông thường có bệnh thì phải dùng thuốc để chữa. Xong bằng cách ăn uống hàng ngày cũng có thể chữa bệnh mà không cần đến bác sĩ. Hãy tham khảo những thực phẩm dưới đây để tìm cho mình cách phòng và chữa bệnh phù hợp.
1.     Chuối: Giảm căng thẳng hoặc lo âu
Molly Kimball, RD, chuyên gia dinh dưỡng thể thao của Trung tâm thể dục Elmwood Ochsner, New Orleans,  Louisiana, Hoa Kỳ cho biết: “Khi cảm thấy căng thẳng nên ăn một quả chuối”. Với 105 calo, 14 g đường, và cung cấp 30% vitamin B6 trong ngày hỗ trợ não sản xuất serotonin, giúp bạn vượt qua cơn khủng hoảng. 

2.     Sữa chua: Chữa Táo bón hoặc trướng bụng
Năm 2002, một nghiên cứu  đăng trên tạp chí Y học Alimentary Pharmacology & Therapeutics công bố: Một cốc rưỡi sữa chua giúpthúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn chu.  Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua cũng cải thiện chức năng của đường ruột khi tiêu hóa các loại đậu và sữa, có thể gây ra trướng bụng.

3.     Nho khô: Chữa Cao huyết áp
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất polyphenol trong thực phẩm có nguồn gốc từ nho như nho khô, rượu, và nước trái cây có hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, bao gồm cả việc giảm huyết áp.  Nho khô chứa nhiều chất xơ và kali.

4.     Quả mơ: Ngăn ngừa sỏi thận, bệnh tim, ung thư
Trong quả mơ có chứa chất chống oxy hóa, chất xơ hòa tan, kali, vi tố sắt, vitamin C và vitamin A. Ăn mơ có tác dụng chống ung thư, làm đẹp da, giảm bệnh tim, tốt cho mắt, điều trị hen suyễn, giảm hình thành sỏi thận.  
Quả mơ ngừa sỏi thận

5.     Cá ngừ: Giảm Trầm cảm
85 gam cá ngừ trắng đóng hộp có khoảng 800 mg omega-3. Nghiên cứu cho thấy có thể điều trị các loại cảm giác chán nản hoặc lo lắng. Hiệp hội Tâm thần Mỹ xác nhận các axit béo trong cá rất hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm.  

6.     Trà gừng:Chữa Buồn nôn
Gừng (¼ muỗng cà phê bột​​, ½ đến 1 muỗng cà phê củ gừng băm nhỏ, hoặc một tách trà gừng) có thể xua tan buồn nôn say tàu xe và ốm nghén.  Các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn rằng tinh dầu và  chế phẩm từ gừng có thể chặn buồn nôn hay không, nhưng nó an toàn và chưa có các tác dụng phụ.

7.     Lá Húng quế: Chữa các vấn đề về dạ dày
Eugenol - một hợp chất trong húng quế có thể tiêu diệt các vi khuẩn Slamonella và Listeria giữ cho đường ruột tránh khỏi các cơn đau, buồn nôn, tiêu chảy. Thậm chí nó còn có đặc tính chống co thắt giảm chuột rút. Băm nhỏ húng quế tươi thả vào nước nước uống, nước sốt hoặc salad.

8.     Quả lê: Ngăn ngừa tiểu đường loại 2, giảm cholesterol
 Chất xơ hòa tan và không hòa tan trong quả lê giúp cơ thể điều hòa insulin tránh gây nên bệnh tiểu đường loại 2. Một quả lê có trung bình 5 g chất xơ, phần lớn là ở dạng pectin giúp giảm sự hình thành cholesterol.  Ngoài ra, còn có thể giảm ung thư đại tràng, ung thư thực quản.

9.     Bắp cải :Chữa viêm loét
Một nghiên cứu năm 2002 tại Trường đại học Y Johns Hopkins cho thấy sulforaphane - hợp chất dồi dào trong cải bắpcó thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày và tuyến tiêu hóa. Bên cạnh đó, sulforaphane còn giúp ức chế sự tăng trưởng của các khối u dạ dày.
Bắp cải giải độc, chữa viêm loét
      Quả Sung: Chữa Bệnh trĩ, táo bón, bệnh về da
Một 1/4 bát quả sung khô có chứa 93 calo, 1 gam protein, 0,4 gam chất béo và 24 gam carbohydrate, 4 gam chất xơ. Quả sung khô có nhiều chất xơ mỗi phục vụ hơn bất kỳ trái cây khác. Ngoài ra, sung cung cấp 253 mg kali và 6 microgram vitamin K, cùng với 60 mg canxi và 25 mg magiê, hoặc các chất dinh dưỡng khác.  Chất xơ trong quả sung có tác dụng làm mềm phân, tránh gây nên bệnh trĩ, táo bón. Chất chống oxy hóa phenol trong quả sung có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư bằng cách ngăn ngừa tổn thương tế bào bởi các gốc tự do và vấn đề về da như lang ben, bệnh vẩy nến và eczema

      Khoai tây: Chữa Nhức đầu
Trung  bình 37 g tinh bột trong khoai tây  có thể giảm bớt đau đầu căng thẳng bằng cách nâng tỉ nồng độ serotonin. Nên giữ cho các chất béo và protein dưới 2 g.


Ngô Diệp (Tổng hợp) 

Không có nhận xét nào