Header Ads

test

Mang thai tuần thứ 15 và 16

Mang thai 15-16 tuần: thai nhi

Thai nhi được 15 tuần

Bé có kích thước bằng quả táo. Thính giác của bé đang phát triển và từ thời điểm này bé có thể nghe thấy phần nào giọng nói của mẹ, nhịp đập của tim mẹ và những âm thanh từ bên ngoài.  é cũng có thể bắt đầu cảm nhận được ánh sáng ở bên ngoài bụng của mẹ. Lông tơ sẽ phủ khắp cơ thể bé. Lớp lông này thường biến mất trước khi bé được sinh ra, trừ phi bé ra đời sớm.  
Tuần này thỉnh thoảng bé có thể nấc. Sau này trong quá trình mang thai, mẹ có thể sẽ cảm thấy rung nhịp nhàng khi bé nấc.

Thai nhi được 16 tuần

Bé hiện có kích thước bằng quả chanh. Nếu mẹ có thể nhìn thấy khuôn mặt bé nhỏ của con, mẹ có thể nhìn thấy những biểu cảm trên khuôn mặt con chẳng hạn như cau mày hay nheo mắt. Mặc dù bé chưa thể kiểm soát được cơ mặt. 
Hệ thần kinh của bé tiếp tục phát triển và các cơ chân tay của bé có thể gập lại. Bé có thể nắm tay và có thể bắt lấy và kéo dây rốn của mình.
Mẹ có cảm thấy rung nhẹ không? Có lẽ là cảm giác bập bùng? Có thể bé đang di chuyển!  Đừng lo lắng nếu mẹ không cảm thấy điều gì giống như vậy – nó vẫn là những ngày đầu.

Mang thai 15-16 tuần: mẹ

Điều gì đang diễn ra với cơ thể của mẹ

Mẹ có thể bị nghẹt mũi hoặc chảy máu cam. Những thay đổi về hooc-mon và nguồn cung cấp máu tăng lên có thể đặt nhiều áp lực hơn lên các mạch máu ở mũi và khiến chúng vỡ. Điều này rất bình thường nhưng nếu mẹ vẫn cứ liên tục chảy máu cam, hãy nói với bác sĩ nhé.
Nướu răng của mẹ cũng có thể chảy máu nhiều hơn khi mang thai. Các hooc-môn khi mang thai làm các mô phồng lên và nhạy cảm hơn. Hãy sử dụng bàn chải đánh răng mềm, chải răng nhẹ nhàng và đi khám nha sĩ. 

Mẹ cảm thấy như thế nào?

Mẹ sẽ cảm thấy thoải mái vì quá trình mang thai vẫn còn dài ở phía trước. Nhưng mẹ cũng có thể đang nghĩ về việc cuộc sống của mẹ và các mối quan hệ của mẹ thay đổi như thế nàoThỉnh thoảng hãy giành thời gian cho anh xã nhé. Khi bé của mẹ ra đời, thời gian riêng cho hai vợ chồng đôi khi sẽ bị giới hạn.
Hãy cố gắng giành thời gian ra ngoài để nói chuyện với ai đó gần gũi với mẹ về cảm giác của mình. 
Nếu mẹ vật lộn với những cảm xúc của mình, mẹ có thể tìm sự trợ giúp bằng cách nói với bác sĩ xem mẹ cảm thấy như thế nào?

Mang thai 15-16 tuần: những việc mẹ nên làm

Hãy di chuyển

Đừng nằm dài trên đi-văng. Mẹ có thể bị cám dỗ để thả người xuống ghế sau một ngày dài, nhưng hãy cẩn thận. Nó không tốt cho lưng của mẹ. Hãy để chân gần ghế và đẩy mông dựa vào lưng ghế để lưng của mẹ có chỗ tựa. Hãy sử dụng đệm nếu nó giúp ích cho mẹ.
Hãy cố gắng năng động. Giờ bụng của mẹ đang ngày càng lộ rõ, mẹ có thể cảm thấy như thể mẹ cần bảo vệ nó hơn, nhưng mẹ có thể yên tâm để tập luyện đến sát ngày dự sinh nếu thấy ổn. Có một số hoạt động mẹ nên tránh, chẳng hạn như lặn với bình khí nén và thể thao đối kháng, nhưng mẹ có thể tiếp tục những bài tập luyện mà mẹ đang thực hiện khi chưa mang thai.
Nếu trước khi mang thai mẹ không năng động lắm, bây giờ bắt đầu cũng không quá muộn đâu. Đi bộbơi và yoga giành cho người mang thai hay Pilates đều là những cách hay giúp mẹ năng động hơn. Hãy bắt đầu từ 10 phút rồi tăng lên 30 phút mỗi ngày nếu có thể.
Mẹ không cần phải tham gia lớp tập thể dục chính quy nào. Leo cầu thang thay vì đi thang máy hoặc xuống xe bus tất cả đều được coi như các bài luyện tập! 
Nếu mẹ muốn cụ thể hơn, hãy tìm các lớp luyện tập tiền sản ở trung tâm giải trí của địa phương hoặc hỏi bác sĩ về những lớp học giành cho phụ nữ mang thai ở khu vực của mẹ.

Chăm sóc thai sản

Mẹ có thể có hẹn đi khám thai lần hai ở tuần 16. Từ giờ trở đi trong mỗi lần khám thai bác sĩ sẽ đo huyết áp và kiểm tra mẫu nước tiểu để kiểm tra xem lượng prô-tê-in có tăng lên không. Có nhiều cách để kiểm tra liệu mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật không.
Trong lần khám thai này mẹ cũng có thể có kết quả kiểm tra máu mà mẹ đã thực hiện trong lần khám chính thức đầu tiên khi mang thai.
Đừng quên mang theo sổ chi chép nhé.
(Theo Út Em Shop)

Không có nhận xét nào