Header Ads

test

Mang thai: 6 tuần đầu tiên

hai kỳ được tính từ ngày đầu tiên sau chu kì kinh cuối chứ không phải là ngày bạn thực sự nhận ra sự tồn tại của thai nhi. Đó là bởi vì khó có thể tính chính xác ngày có thai.


Mặc dù trứng được thụ tinh đã đi vào tử cung cách đó chỉ hai tuần nhưng nếu ngày đầu tiên sau chu kì kinh cuối của bạn là cách đây bốn tuần, thì bạn được coi như là đã chính thức mang thai được bốn tuần rồi!

Nghe có vẻ lạ nếu bạn nghĩ bạn có thể biết chắc chắn ngày mang thai. Ở tuần 5 hoặc 6 của thai kỳ bạn có thể biết mình đang mang thai khi đọc số vạch trên que thử. 

Mang thai trong 6 tuần đầu

Tuần 4

Hình hài bé bỏng trong bụng bạn hiện có kích thước bằng hạt cây anh túc. Một dấu chấm nhỏ dài khoảng 2mm. 
Thai nhi có thể rất nhỏ bé nhưng những sự thay đổi lớn đang diễn ra: trứng sau khi được thụ tinh đã rúc vào trong thành tử cung.
Nó chia thành nhiều lớp tế bào, những lớp tế bào này sẽ phát triển thành nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. 
Hệ thống thần kinh của thai nhi cũng đang phát triển. Thật đáng ngạc nhiên, dấu chấm nhỏ này giờ đã có những mạch máu riêng và máu cũng bắt đầu lưu thông. Một chuỗi những mạch máu này sẽ liên kết mẹ với bé. Dần dần nó sẽ phát triển thành dây rốn.
Lúc này, hạt cây anh túc được gọi là phôi thai. Thai nhi nhận năng lượng và chất dinh dưỡng từ màng phôi (cho đến khi nhau thai đảm nhiệm việc này trong vài tuần).
Bé được bao quanh bởi nước ối trong túi ối, nó giống như một cái đệm êm ái cho bé trong suốt quá trình thai kỳ.  

Tuần 5

Khuôn mặt bé bỏng bắt đầu hình thành – mắt và mũi bé xíu của trẻ cũng đang hình thành. Hình hài bé nhỏ lúc này dài 9mm, kích thước gần bằng móng tay.
Tay và chân của bé vẫn chỉ như những chồi non bé bỏng. Bộ não bé nhỏ của bé sẽ được bao bọc trong những chiếc xương sọ.  
Lớp ngoài cùng của túi ối mềm mại sẽ phát triển thành nhau thai. Các tế bào của nhau thai sẽ phát triển sâu vào thành tử cung, tạo thành nguồn cung cấp máu dồi dào cho thai nhi. Nhau thai sẽ cung cấp cho thai nhi chất dinh dưỡng và khí oxy thông qua dây rốn. Nó có ba mạch máu chính: một mạch dầy sẽ làm nhiện vụ vận chuyển máu chứa oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi (thai nhi không hô hấp qua phổi cho đến ra đời), và hai mạch máu mỏng hơn sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển máu có chứa chất thải quay trở lại hệ tuần hoàn. Cầu nối sinh mệnh quan trọng này sẽ giúp ngăn vi khuẩn và virus tấn công cục cưng của bạn.

Tuần 6

Đến tuần này thai nhi sẽ có kích thước bằng hột cam. Thai nhi hiện trông giống một con nòng nọc hơn là một em bé bởi vì lưng của bé thì cong và bé còn có đuôi.  
Tim của thai nhi đã bắt đầu đập khi được 24 ngày. Có một chỗ lồi ra ở nơi trái tim sắp hình thành. Thậm chí ở giai đoạn này, khi đi siêu âm chúng ta có thể nhìn thấy tim của thai nhi đang đập. Cũng có một chỗ nhô lên, đó là nơi não và đầu sẽ được hình thành. Những chỗ lõm nhỏ trên phần nhô này sẽ sớm chuyển thành tai và bạn có thể nhìn thấy một chỗ dầy lên đó là nơi mắt chuẩn bị hình thành. Thai nhi được bọc trong một lớp màng trong suốt. 

Sáu tuần đầu mang thai: mẹ

Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn ổn định, thụ thai sẽ diễn ra từ tuần 1 đến 4. Bạn không thể biết bạn đang có thai ở giai đoạn này.

Điều gì đang diễn ra với cơ thể của mẹ

Mẹ có thể chảy máu nhẹ hoặc phát hiện “nổi đốm” hồng phớt, đỏ hoặc nâu. Hiện tượng này được gọi là “chảy máu khi thụ tinh” và nguyên nhân của hiện tượng này đó là do trứng được thụ tinh đang làm ổ trong tử cung của bạn. Nó thưởng xảy ra gần thời gian chu kì kinh nguyệt của bạn sắp đến và tương đối bình thường. Tuy nhiên nếu bạn phát hiện chảy máu ở bất kì giai đoạn mang thai nào, bạn cần phải đi thăm khám bác sĩ.
Trong những tuần đầu này, bạn cũng có thể bị chuột rút giống như khi có kinh.
Ngực của bạn có thể trở nên nhạy cảm, nặng nề, thậm chí đau nhói, khá giống với cảm giác mà bạn cảm thấy trước khi có kinh. Những hóc-môn thai kì giúp ngực của bạn chuẩn bị tạo sữa cho bé. Những cảm giác này sẽ giảm dần ở cuổi kì tam cá nguyệt thứ nhất.
Cơ thể mẹ đang phải làm việc nhiều khi bé đang hình thành và nhịp tim của bạn đang tăng lên.

Bạn cảm thấy như thế nào

Thai nhi vẫn còn rất bé, nhưng giọt máu cỡ hột cam này có thể làm bạn bị ốm. Ốm nghén là một hiện tượng thường gặp trong những tuần đầu. Bạn không cần lo lắng về thai nhi trừ phi bạn không thể cúi xuống. Thai nhi sẽ nhận được mọi thứ bé cần từ mẹ.
Nhiều phụ nữ cảm thấy cực kì mệt mỏi trong suốt ba tháng đầu. Nếu bạn cảm thấy như vậy, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng cơ thể bạn đang phải làm việc rất vất vả, vì vậy điều đó không có gì ngạc nhiên. Bạn có thể thấy khó khăn để trải qua chuyện này vì có thể bạn chưa muốn chia sẻ tin mình có thai. Giai đoạn này sẽ không kéo dài mãi mãi và cảm giác mệt mỏi mà bạn đang cảm thấy sẽ qua đi khi bạn ở kì tam cá nguyệt thứ 2.
Điều này nghe có vẻ lạ nhưng thực tế tập thể dục có thể giúp bạn giảm mệt mỏi. Bạn có thể tiếp tục tập bất kì bài tập thể dục nào mà bạn đã từng tập trước khi mang thai (tuy nhiên các môn đối kháng và chạy nhảy quá mạnh bạn không nên chơi – chúng tôi đồ rằng bạn cũng biết rõ)
Bạn có thể cảm thấy nhạy cảm và dễ khóc vì những việc nhỏ nhặt, và tâm trạng của bạn thường lên xuống thất thường do tác động của các hóc-môn thai kì trong cơ thể mình. Những cảm xúc này sẽ lắng xuống ở kì tam cá nguyệt thứ 2. 

Sáu tuần đầu mang thai: những việc bạn nên làm

Những bổ sung cần thiết

Nếu bạn chưa uống bổ sung acid folic, hãy bắt đầu uống và duy trì đến khi thai được ít nhất 12 tuần. Acid folic giúp hình thành hệ thống thần kinh của trẻ và giảm nguy cơ nứt đốt sống, đó là hiện tượng xương sống không được khít lại đúng cách.

Nhờ người giúp để bỏ hút thuốc

Rất ít phụ nữ Việt Nam hút thuốc, tuy nhiên nếu bạn nghiện hút thuốc, hãy ngừng lại. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy nhờ bác sĩ giúp bạn cách cai thuốc và người có thể giúp bạn. Bạn cũng nên ngừng uống rượu bia. Điều này đặc biệt quan trọng trong ba tháng đầu thai kì. Nếu bạn sử dụng các chất tiêu khiển, hãy dừng lại ngay hoặc hỏi bác sĩ cách dừng an toàn.

Kiểm tra sức khỏe

Những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi khi ở trong bụng mẹ hoặc sau khi ra đời. Nếu bạn nghĩ bạn hoặc chồng bị bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, hãy đi khám sớm nhất có thể. Bác sĩ sẽ nói cho bạn biết cơ sở khám chữa bệnh liên quan đến tình dục gần nhất. Đừng lo lắng, không ai phán xét bạn cả, điều quan trọng là bạn phải đi khám sớm nhất có thể.

Thăm khám bác sĩ

Ngay khi bạn biết mình đang mang thai, hãy hẹn gặp bác sĩ để xin lời khuyên hoặc hẹn lịch khám thai. Đây là thời điểm quan trọng bạn nên nói ra những vấn đề sức khỏe mà mình đang gặp phải để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Hãy nói cho bác sĩ biết những thuốc bạn đang điều trị, đặc biệt những thuốc uống lâu dài để trị những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh lý, bệnh tiểu đường, điều trị nội tiết tố, vấn đề về tim, v.v.

Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe sinh lý

Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe sinh lý và đang uống thuốc điều trị, hãy nói cho bác sĩ biết và người kê đơn thuốc cho bạn biết bạn đang có thai. Họ sẽ nói cho bạn biết liệu phương thuốc bạn đang điều trị có an toàn với bà bầu không hoặc liệu bạn có cần phương pháp điều trị khác không.

Uống bổ sung acid folic

Acid folic (folate) chứa trong các loại rau ăn lá, hoa quả và các loại quả mọng, đậu và các loại ngũ cốc nguyên hạt – nhưng bạn cũng nên duy trì uống bổ sung acid folic.
(Theo Út Em Shop)

Không có nhận xét nào