Các loại củ quả không nên bỏ vỏ
Hầu hết mọi người
nghĩ rằng vỏ củ quả là thứ bỏ đi. Tuy nhiên, chính phần vỏ lại chứa rất nhiều
giá trị dinh dưỡng thậm chí còn hơn cả phần thịt bên trong.
Táo
Vỏ táo chứa khoảng
một nửa tổng thể lượng chất xơ của quả. Ăn táo bỏ vỏ nghĩa là bạn đã bỏ lỡ khoảng
1/3 các chất dinh dưỡng. Vỏ táo có hàm lượng chất xơ gấp đôi, vitamin K cao gấp
bốn lần thịt-khoảng 5 % lượng bạn cần mỗi ngày. Vitamin K giúp hình thành cục
máu đông khi cơ thể bị thương.
Vỏ táo chứa rất nhiều chất xơ |
Các nghiên cứu
đã chỉ ra quercetin và triterpenoid có chủ yếu ở vỏ táo. Quercetin hỗ trợ và giảm
bớt các vấn đề về hô hấp, ngăn các tổn thương mô não và bộ nhớ. Triterpenoids
có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư. Các axit ursolic
trong vỏ táo kích thích tăng trưởng cơ bắp,
xương và giảm nguy cơ béo phì.
Khoai tây
Vỏ khoai tây chứa
nhiều hơn sắt, canxi, kali, magiê, vitamin B6 và vitamin C so với phần còn lại.
Ví dụ, 100 gram vỏ khoai tây có lượng canxi cao hơn gấp 7 lần và hơn 17 % lượng
sắt so với cùng lượng thịt. Bên cạnh đó, vỏ khoai tây cũng rất giàu
beta-carotene, sẽ được chuyển hóa thành
vitamin A. Vitamin A rất cần thiết cho mắt, điều độ hệ thống miễn dịch, và tăng
cường chức năng nội tạng.
Họ cam
Vỏ cam chứa nhiều
hơn riboflavin, vitamin B6, canxi, magiê, kali và gấp đôi vitamin C so với bên
trong. Flavonoids của vỏ cam có tác dụng chống ung thư và chống viêm.
Vỏ quả họ cam
cay đắng và khó tiêu hóa. Bạn có thể thái lát mỏng trộn vào món salad, thêm vào
món kem hoặc xay cùng nguyên liệu khác khi làm sinh tố, nước ép.
Dưa chuột
Phần vỏ màu xanh
đậm của dưa chuột chính là nơi lưu trữ phần lớn các chất chống oxy hóa, chất xơ
không hòa tan, vitamin K và kali của dưa chuột. Vậy nên, khi ăn dưa chuột không
nên gọt vỏ.
Kiwi
Phần vỏ kiwi có màu
không hấp dẫn và nhiều lông nên hầu hết mọi người thường loại bỏ. Tuy nhiên, bạn
chỉ cần cạo lông như quả đào là được. Phần da của kiwi có nhiều flavonoid, chất
chống oxy hóa, vitamin C gấp đôi chất xơ phần thịt.
Vỏ kiwi chứa hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn thịt quả |
Cà tím
Sắc tím của vỏ
cà chính là do có chất chống lão hóa mạnh nasunin-giúp ngăn ngừa sự phát triển
ung thư, đặc biệt là ung thư não và các
bộ phận của hệ thần kinh.
Da cà tím cũng rất
giàu axit chlorogenic tương tự như chất chống oxy hóa và chống viêm, tăng cường
hấp thu glucose. Mặc dù, bên trong quả cà cũng chứa axit chlorogenic nhưng ở phần
da chứa nhiều hơn.
Xoài
Vỏ xoài có chứa
resveratrol-giúp đốt cháy chất béo và ức chế sự sản xuất mỡ mà phần thịt gần
như không có.
Vỏ xoài cũng chứa
lượng lớn các chất carotenoids, polyphenol, omega-3, omega-6 và axit béo không
bão hòa đa nhiều hơn thịt. Các hợp chất tập trung ở da của xoài có khả năng chống
lại bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Vỏ xoài cũng có quercetin. Bằng cách ăn sống
hoặc nấu cả quả xoài để thu được nhiều giá trị dinh dưỡng của nguyên quả.
Dưa hấu
Dưa hấu chứa
citrulline-có thuộc tính chống oxy hóa. Sau khi tiêu hóa được chuyển đổi thành axit
amin có lợi cho tim, hệ thống miễn dịch và hệ thống tuần hoàn. Các nghiên cứu chứng
minh được hầu hết citrulline có trong vỏ dưa hấu. Bạn có thể làm nộm vỏ dưa hấu
như dưa chuột, hoặc đem xay với với thịt quả và thêm một ít lá chanh.
Chuối
Vỏ của một quả
chuối chứa lượng chất xơ, kali nhiều hơn phần thịt. Vỏ chuối còn chứa lutein-chất
chống oxy hóa mạnh cho mắt. Tryptophan-chất bớt trầm cảm cũng được tìm thấy là
có nhiều ở vỏ chuối hơn là thịt.
Khi chuối chín kỹ,
phần vỏ sẽ mỏng hơn, ngọt hơn và dễ nhai hơn. Hoặc có thể làm nước ép chuối cả
vỏ. Đun vỏ chuối cho bớt chát hoặc rán. Một cách thú vị là nướng vỏ chuối trong
lò khoảng 20 phút rồi tán bột để pha trà.
Ngô Diệp, Đã đăng TGPN
Post a Comment