Header Ads

test

Tiết chế đối tác


Những cuộc cãi vã, lời chỉ trích thậm chí cả những lời xúc phạm là không thể tránh khỏi trong cuộc sống hôn nhân
. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách để tiết chế đối tác và kiểm soát cảm xúc của mình khiến mọi thứ dễ chịu hơn.  


1. Giữ bình tĩnh

Đây là yếu tố quan trọng nhất để xác định kết quả của các cuộc tranh cãi. Một khi bạn mất bình tĩnh và bộc lộ hết cảm xúc, kết quả có thể tồi tệ hơn nhiều. Thông thường, trong cuộc cãi vã nếu một người buông lời thô lỗ thì người còn lại không những “hạ hỏa” mà còn bị gia tăng cơm tức giận.
Thật khó để giữ mình và giữ mọi thứ  trong tầm kiểm soát. Hãy nhớ trong những tình huống căng thẳng người ta thường nói nhiều điều thừa thãi mà lại chẳng suy nghĩ. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng bạn nên nói chuyện trong trạng thái  bình tĩnh. Đối tác sẽ phải bình tĩnh ít nhất là để nghe bạn nói.

2. Đừng chịu đựng

Không ít người chọn cách nhẫn nhịn trong cuộc cãi vã với mong muốn giữ hòa khí.  Nhưng ngược lại, đối tác bắt đầu chỉ trích, chế nhạo và dùng những từ ngữ thô lỗ thậm nhiều hơn. Bạn nên biết chịu đựng những lời lăng mạ là điều tồi tệ nhất. Bạn có thể bỏ qua những lời lăng mạ, chỉ trích của một số người không quan trọng nhưngười bán hàng, kẻ qua đường nhưng với người thân của bạn, đặc biệt là chồng/vợ thì khoan dung là điều bạn nên tránh. Nói chuyện thẳng thắn với thái độ bình tĩnh là điều nên thực hiện.

3. Vận dụng sự hài hước

Sự hài hước được xem là một trong những cách tốt nhất và hiệu quả nhất để giải tỏa căng thẳng nhưng quả thực khá khó để vận dụng. Đa số, người vợ cảm thấy bất bình và chỉ muốn khóc trước những lời xúc phạm của chồng. Thay vì khóc lóc, liệu bạn có thể giữ thái độ vừa phải và cười được không? Cái đó tùy vào sự tinh tế, khéo léo của mỗi người. Hãy tạo nên sự khôi hài bằng việc thổi phồng chính những lời xúc phạm ấy. Sự hài hước làm đối tác của bạn giảm đi lời thô lỗ và giảm căng thẳng.

4. Thăm dò đối tác

Đối tác xả vào bạn những lời thô lỗ không có căn cứ, lời xúc phạm chứa hàm ý chỉ trích và lời kết tội. Chắc chắn, đây không hẳn là toàn bộ sự bộc phát của đối tác, có thể nó xuất phát từ một sự việc nào đó. Là người vợ/chồng, bạn nên tinh ý nhận ra vấn đề thực sự là gì. Đừng vội vàng biện minh hay chối bỏ bằng những lời thôi lỗ tương tự.


Giữ bình tĩnh để hiểu hơn về đối tác

5. Nên nói chuyện thẳng thắn

Bạn có thể sử dụng nhiều thủ thuật để ứng phó với đối tác nhưng không sớm thì muộn bạn cũng cảm thấy mệt mỏi. Tốt hơn, bạn nên có một cuộc nói chuyện thẳng thắn khi cả hai đã bình tĩnh hơn. Đợi khi vợ/ chồng bình tĩnh hãy hỏi cô/anh ấy có thể nói chuyện với bạn không. Bạn nên đề nghị người đó im lặng lắng nghe những gì bạn nói. Hãy để người ấy nhận ra những lời nói còn tồi tệ hơn nhiều so với bạo lực chân tay. Điều quan trọng là thái độ lịch sự tránh để cuộc nói chuyện phát triển thành cuộc khẩu chiến mới.

6. Giảm cái tôi

Trên thực tế, việc giảm cái tôi trong khi mình bị chỉ trích, xúc phạm là điều rất khó nhưng đó lại là điều bạn nên cố gắng. Bạn đừng nghĩ rằng tất cả những lời nói đó là sự thật hay nó gây đau đớn như thế nào. Bạo lực chân tay để lại những vết sẹo còn những lời xúc phạm lại để lại vết sẹo tâm hồn. Hãy tự đánh lạc hướng mình khỏi những lời lăng mạ và không nghĩ chúng trên phương diện cá nhân. “Đóng hộp” từ ngữ của đối tác, bạn sẽ thấy sự chỉ trích, xúc phạm đơn giản chỉ là âm thanh mà thôi.

7. Để đối tác lại một mình

Đây thực sự là cách đơn giản và hiệu quả để xử lý cơn tức giận của anh/cô ấy. Bạn hãy nói với một khuôn mặt nghiêm túc rằng bạn đang có một cuộc hẹn quan trọng hay một việc làm không thể bỏ qua và rời khỏi cuộc cãi vã. Hãy đưa ra một lý do khiến đối tác thất vọng và bối rối. Đừng nhạo báng hay nói dối để bị phát hiện.


                                                                         Diệp Vy –PNCN tháng2.2015

Không có nhận xét nào