Chân thành để hiểu con
Tôi nhận dạy kèm
một em học sinh nữ lớp tám. Em vui tính, hòa đồng,thông minh nhưng lười học. Mẹ
em nhờ tôi kèm môn tiếng Anh và giám sát em, bởi em hay đi sớm về muộn thất thường.
Mỗi tuần, tôi đến
nhà em vào hai buổi chiều thứ 3 và thứ 6. Cô bé nói chuyện rất vui vẻ, cởi mở. Mẹ
em ghen tỵ là tại sao con bé lại thân với tôi hơn cả mẹ. Trước hết cần hiểu tâm
lý của trẻ, từ đó, ta mới tìm cách tiếp cận và gần gũi. Với một đứa trẻ nhút
nhát, người lớn nên chủ động bắt chuyện, tâm sự trước. Trẻ em luôn muốn trở
thành người lớn, thậm chí là sẵn sàng làm chỗ dựa cho ai đó. Có lẽ, trẻ cảm thấy
mình lớn hơn khi hành xử như vậy.
Bên cạnh đó, việc
lắng nghe tâm tư của trẻ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trẻ vui và hào hứng
khi được chia sẻ chuyện trường lớp, bạn bè với cha mẹ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ hỏi theo hướng tra khảo
thì không đời nào đứa trẻ hé miệng.
Ở giai đoạn tuổi
vị thành niên, trẻ đã có những rung động đầu đời. Đây là điều hết sức tự nhiên.
Trẻ sẽ có nhiều thắc mắc tế nhị chưa biết hỏi ai về giới tính cũng như những
tình huống xảy ra trong mối quan hệ này. Một số phụ huynh cấm con có “gấu” vì sợ
con hư hoặc ảnh hưởng đến học tập.
Ân cần, quan tâm để hiểu con hơn |
Trẻ vị thành
niên vừa tò mò vừa hiếu thắng nên cái gì càng cấm chúng càng muốn biết. Thay vì cấm cản, phụ huynh nên tìm
hiểu về tình cảm của con. Đó cũng là cách để cha mẹ thấu hiểu, tôn trọng và định
hướng cách nghĩ về tình yêu cho con.
Với cô bé của
tôi, em chưa có “gấu” nhưng em rất mê đọc tiểu thuyết ngôn tình, thần tượng diễn
viên, ca sĩ Hàn Quốc và Trung Quốc. Tôi hỏi vì sao em thích những thứ ấy. Lý do
vì tiểu thuyết có tình huống hấp dẫn, lãng mạn và lời thoại siêu dễ thương; các
ca sĩ, diễn viên thì xinh đẹp, hát hay.
Thêm nữa là: “Ở
lớp các bạn em đều đọc tiểu thuyết và có thần tượng. Nếu em không có, tụi bạn sẽ
cười em khác người”. Vậy thì, tại sao bố mẹ không tìm hiểu những lý do ấy để gần
con hơn.
Chị thường xuyên
nhờ tôi dò hỏi xem em đi đâu mà hôm A, hôm B về muộn. Tôi có dò hỏi nhưng tôi
nói với chị rằng việc tôi làm “cầu nối”
cũng có hai mặt.Về mặt tích cực, em sẽ dễ dàng trao đổi với tôi mà không
e ngại. Mặt trái, nếu em biết tôi là “nội gián” thì em sẽ biết cách lựa chọn
thông tin để nói chuyện. Không những vậy, em sẽ mất niềm tin cả với tôi và chị.
Liệu rằng, chúng tôi sẽ thu được gì từ cách này.
Nhiều bậc phụ
huynh vì quá yêu và lo lắng cho con mà quên mất rằng trẻ rất dễ tổn thương và
có suy nghĩ không giống người lớn. Bố mẹ phải biết lắng nghe và dành sự quan
tâm chân thành mới có thể gần gũi con.
Ngô Diệp-PNCN
Post a Comment