Header Ads

test

Stress có gây sảy thai?


Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đh Tufts và Đh Y Albert Einstein (Hoa Kỳ), stress không gây sảy thai mà chỉ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thai nhi và kết quả học tập của trẻ sau này. Bởi, stress có thể gây nên nhiều loại bệnh cho mẹ như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường và nguy cơ ung thư.

1. Nghỉ ngơi và tập trung vào em bé

Mẹ bầu cần biết  lắng nghe cơ thể mình. Nếu mệt mỏi hãy đi ngủ sớm. Cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ để nuôi dưỡng thai nhi phát triển, giấc ngủ bạn phục hồi và tăng cường sức khỏe dẻo dai. Nếu có con nhỏ, bạn nên nhờ ông ba, bạn bè chăm nom giúp để bạn có thời gian chăm sóc cho thai nhi.

Bên cạnh đó, bạn có thể trò chuyện và hát cho con nghe. Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ khoảng tuần 23, bé có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài.

2. Chế độ dinh dưỡng ổn định

Trong thai kỳ, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và tinh thần cho cả hai mẹ con.

Stress khi mang thai không làm xảy thai nhưng có tác động xấu đến thai nhi


Chế độ ăn uống đủ omega-3, vitamin và khoáng chất có thể thúc đẩy tâm trạng lạc quan của bạn. Acid omega-3 có nhiều trong dầu cá và hải sản giúp giảm trầm cảm, nên bổ sung 1lần/ tuần. Các acid amin chứa tryptophan có thể kích thích não sản xuất melatonin và serotonin thúc đẩy giấc ngủ và tăng cường cảm xúc hạnh phúc. Tryptophan có trong các loại hạt, gà tây tươi và thịt gà, cá, trứng, sữa chua và pho mát. Mất nước cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, gây đau đầu, do đó, mẹ bầu cần uống đủ 1,5 lít nước/ngày.

3. Tập thể dục

Tập thể dục có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Bơi lội là bài tập lý tưởng giúp cơ thể săn chắc, tăng cường vận động khớp xương. Bạn cũng có thể học các lớp tiền sản dưới nước. Yoga là môn nhẹ nhàng giúp bạn thư giãn, điều chỉnh nhịp thở và thiền định kiểm soát lo lắng.  

Tại nơi làm việc, bạn nên đứng dạy, đi bộ một chút hoặc giờ nghỉ trưa đi bộ 10 phút. Nếu chọn đi bộ làm môn chính bạn có thể đi bộ nhẹ khoảng 20 phút/ngày.

4. Sẵn sàng tâm lý cho việc sinh nở

Bố mẹ cần chuẩn bị không chỉ về vật chất mà còn chuẩn bị cả về tinh thần. Người chồng nên tìm hiểu cách chăm sóc vợ trong thai kỳ và sau sinh. Người vợ có thể tìm hiểu qua các lớp tiền sản để nắm bắt được các kỹ năng chăm sóc bản thân khi mang thai và chăm sóc con.

Đồng thời, bạn cần chuẩn bị cả những rủi ro khách quan như tắc đường, loại phương tiện đi lại khi mang thai, khi đi sinh. Tốt nhất bạn cần quan sát và lên danh sách trước khi mang thai.

5. Massage xả stress

Khi mang thai, phụ nữ dễ bị đau lưng. Trong tình huống ấy, nam giới nên biết cách massage thư giãn cho vợ. Massage bằng tinh dầu mang đến sự dễ chịu hơn bình thường. Trong trường hợp cần thiết, thai phụ có thể lựa chọn phương pháp bấm huyệt chân để thư giãn hơn.

6. Yêu bản thân

Tiếng cười là một trong những cách tốt nhất để thư giãn. Gặp gỡ bạn bè, xem phim, đọc sách hay đan len đều có thể giúp bạn vui vẻ hơn. Hay đơn giản hơn là chọn phương pháp làm đẹp phù hợp mà bạn thấy vui.

Sau khi thử tất cả các phương pháp mà tâm trạng của bạn vẫn chưa thoải mái thì nguy cơ bạn bị trầm cảm rất cao. Bạn cần có sự giúp đỡ, tư vấn của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ.


Ngô Diệp-đã đăng PNVN cuối tuần

Không có nhận xét nào