Header Ads

test

Tự chữa nói nhiều

Nói lời hay ý đẹp có thể mang lại niềm vui, thú vị cho cuộc sống. Tuy nhiên, nói quá nhiều lại gây nên không ít phiền toái cho người xung quanh và chính chủ nhân. Vậy làm thế nào để tự chữa nói nhiều cho chính mình?

1. Hạn chế “tôi”, “của tôi”
Nói quá nhiều “cái tôi” dễ khiến người khác thấy chán và có thể họ sẽ giữ khoảng cách. Đó có thể là biểu hiện của một thói quen xấu. Ví dụ, bạn kể chuyện cười cho mọi người nhưng chỉ cần một người chán hoặc tỏ thái độ tiêu cực. Có thể, họ đang thấy lãng phí thời gian vào câu chuyện.
Hạn chế nói về bản thân


Trong tiềm thức, con người đều thích nói về bản thân. Bạn càng ít nghĩ thế, bạn sẽ bớt nói nhiều về mình. Thay vào đó, nên khuyến khích người khác nói về điều họ quan tâm. Khi họ nói, hãy lắng nghe chăm chú. Không nên tỏ ra thờ ơ cũng không nên thi thoảng giả vờ gật đầu đồng ý.

2. Đặt câu hỏi và tìm kiếm nhiều thông tin
Nói quá nhiều về bản thân mà chỉ hỏi người nghe một câu hỏi để tìm hiểu về người đó nghĩa là bạn đang biến mình thành kẻ nhàm chán và khiến bạn muốn hỏi ít hơn. Khi cuộc nói chuyện trở nên nhàm chán, hãy thử tăng một câu hỏi để cuộc nói thú vị hơn.
Đặt câu hỏi khi nói chuyện
Từng bối cảnh, cần nghĩ xem tại sao bạn lại muốn nói nhiều về bản thân hơn hỏi người khác. Bằng cách kết hợp những câu hỏi và nói điều thú vị với người khác, cuộc nói chuyện hấp dẫn hơn.

3. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác
Nghĩ về những điều muốn nói. Nếu thấy chán, khó chịu, bực, mệt mỏi, bạn nên cân nhắc và sẽ biết mình cần làm gì.
Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác
Khi người nghe chấp nhận sự nhàm chán trong câu chuyện của bạn và không quan tâm đến sự nhàm chán ấy, phong cách của bạn có thể ổn. Ngược lại, bạn cần chỉnh sửa ngay. Nếu không được nên tìm đến chuyên gia nhờ giúp đỡ.

4. Lắng nghe ý kiến
Hãy nói chuyện với một hoặc vài người bạn. Sau đó, nhờ họ đưa ra nhận xét trung thực nhất về cách bạn đang thể hiện. Hỏi xem liệu bạn có đang biến mình thành trung tâm, nói quá nhiều, kiêu ngạo hoặc thậm chí là người nghe có khó chịu hay bực bội khi giao tiếp với bạn không.
Biết lắng nghe ý kiến
5.                 Quy tắc hạn chế nói nhiều
Nhớ là hãy dừng nói khi những điều sau xảy ra:
-  Họ không chú ý hoặc đang nói chuyện với người khác.
- Câu chuyện dài và chẳng ai muốn nghe.
- Bạn lấy những câu chuyện từ Internet.
Hạn chế nói nhiều
- Nói về giấc mơ hay công việc của bạn.
-  Người nghe có biểu hiện chán hoặc không quan tâm.
- Người nghe đang dùng điện thoại, máy tính bảng hoặc máy vi tính. 
-  Người đang làm việc.
- Bạn nói quá nhanh.
- Chỉ mình bạn cười
Lời khuyên
- Suy nghĩ cẩn thận trước khi nói. Thông thường, người ta nói nhiều vị họ nói bất kỳ điều gì đang nghĩ mà ít lựa chọn thông tin.
-  Chờ người khác nói xong khoảng 3-5 giây, bạn mới nói. Không ngắt lời họ.
- Đôi khi, khoảng lặng lại là hay. Không nhất thiết là luôn phải lấp đầy khoẳng lặng cuộc nói chuyện.

N.T.D (Đã đăng Tạp chí Tri Thức Trẻ)

Không có nhận xét nào