Header Ads

test

Mẹo chọn vải sấy ngon và bảo quản dùng cả năm


Mỗi năm, hai vựa vải Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang) cho thu hoạch hàng chục nghìn tấn vải tươi. Vải tươi chỉ có thể dùng trong thời gian ngắn, do vậy, người ta lựa chọn phương pháp sấy vải khô để bảo quản quả được lâu hơn. nếu biết cách bảo quản, chúng ta có thể giữ vải sấy từ vài tháng đến cả năm.

Cách chọn vải sấy ngon

Vải sấy có rất nhiều loại như loại quả to đều, không móp, thịt quả màu nâu đậm, thơm, không dính tay, loại vải quả nhỏ hơn, móp nhẹ hay cho đến loại vải sấy phùng tẹt, móp mít cả quả hay thậm chí là vỡ, thủng.



Quả vải sấy khô đạt tiêu chuẩn là có vỏ ngoài khô đều, giữ nguyên dáng hoặc móp nhẹ. Khi bóc, long vải thơm dẻo, ngọt sắc, sờ không dính tay và có mầu cánh gián đậm. Long có màu đen là đã bị cháy, còn nâu nâu nhạt là sấy chưa đủ độ ăn ngay trong thời gian ngắn.

Được biết, từ 4-5 kg vải tươi mới cho 1kg vải sấy khô, chưa kể, trong quá trình sấy, vải còn bị cháy, hỏng, móp, vỡ.  Quả vải sấy chuẩn có thể để được rất lâu từ vài tháng cho đến cả năm.

Các món ăn từ vải sấy

Trong khi vải tươi có nhiều cách chế biến thành nhiều món ăn thì vải sấy cũng không kém phần “lép vế”. Bóc vải khô ăn ta dễ dàng thưởng thức vị vải đậm đà ngọt thấm đầu lưỡi, tan tỏa tận....dạ dày. Ăn vải, thưởng trà mạn thì còn thú vui nào tuyệt hơn.

Bóc long vải ngâm rượu trắng. Rượu vải vừa có vi tê tê nhẹ của rượu, pha với vị ngọt thơm của quả vải thực khó quên. Uống rất vào, rất mê say. Uống vừa phải có tác dụng bồi bổ sức khỏe vì quả vải rất giàu vitamin, khoáng chất, kali và magie.

Bóc long vải làm mứt, làm ô mai. Bên cạnh đó, có thể dùng long vải nấu các món ăn bồi bổ sức khỏe cho người mới khỏi ốm, cho phụ nữ và người cao niên. Cùi vải giàu dinh dưỡng có tác dụng tuần hoàn máu.

Tuy nhiên, tránh ăn nhiều vì vải chứa hàm lượng đường cao. Nếu ăn vải sợ nóng thì nên dùng các món mát như canh hạt sen, đậu xanh giải nhiệt trước khi ăn.

Cách bảo quản vải sấy dùng quanh năm

Có rất nhiều cách để bảo quản vải thiều. Trong đó, cách cơ bản nhất là bảo quản vải bằng túi nilon nhiều lớp.

Trước tiên, mua vải về, bạn nên đem phơi vải dưới nắng từ 2-3 nắng. Khi phơi nhớ đảo vải vài lần cho quả khô đều, đượm nắng. Sau đó, để nơi râm mát, khô ráo chừng 3 ngày. Trong lúc này, bạn cần chọn những chiếc túi nilong dày dặn để đựng vải.

Để vải nguội, bạn cho vải vào túi nilong, buộc kín. Lộn ngược túi và bọc thêm một lượt túi nữa. Chắc chắn, khi bạn muốn bảo quản vải sấy thì bạn đã dự trữ một lượng kha khá. Sau cùng, dồn các túi vải nhỏ vào trong một chiếc túi lớn, buộc kín miệng túi, để nơi khô ráo, thoáng mát.

Trong thời gian bảo quản thì 2-3 tháng, bạn nên mở túi vải ra kiểm tra thí điểm xem vải còn nguyên vẹn không hay đã bị mốc, hỏng. Cẩn thận hơn, bạn có thể đem phơi thêm lần nữa và đóng gói như quy trình trên sau mỗi 2-3 tháng.

Không có nhận xét nào