Header Ads

test

Tình yêu và chim thiên nga


Chim thiên nga có nhiều ý nghĩa khác nhau trong thần thoại và văn hóa dân gian. Thiên nga được xem là biểu tượng của sự đẹp đẽ, sang trọng,tình yêu thủy chung.

Thiên nga thuộc họ chim nước cỡ lớn, có tên gọi khác là ngỗng trời. Chim thiên nga lông trắng tuyền ở Bắc bán cầu và Nam nam bán cầu, thiên nga đen ở Úc, thiên nga cổ đen ở Nam Mỹ có cả mình lông trắng và lông đen. 

Nhắc đến loài chim này, người ta thường nghĩ đến tình yêu sắc son. Chim thiên nga chỉ kết đôi một lần trong vòng đời, chung thủy và hết lòng vì bạn đời. Nếu một trong hai bị chết, con còn lại sẽ cố gắng sống để chăm sóc đàn con đến phút cuối cùng. Tuy nhiên, sự “ly dị” vẫn có xảy ra nhưng rất hiếm. Hoặc chia tay chúng sẽ tái hợp.



Thiên Nga là biểu tượng của Tình Yêu thủy chung
Có lẽ vì vậy mà hình ảnh đôi chim thiên nga chụm đầu quấn quýt bên nhau được xem là biểu tượng của hạnh phúc lâu dài. Một điều đặc biệt là thiên nga cũng thuộc nhóm có tình yêu đồng giới. Theo các nhà nghiên cứu thì con của hai ông bố có cơ hội sống sót cao và khỏe mạnh hơn những chim non của cặp bố mẹ thông thường.

Sau khi kết đôi, thiên nga thường đi theo cặp với nhau. Khi những chú chim non ra đời, gia đình thiên nga thường chu du cùng nhau đầy thân thiết.

Ở Anh,  chim thiên nga là biểu tượng của lòng trung thành và sức mạnh. Thiên nga là chim quý và sẽ bị phạt nặng nếu ai dám giết loài chim này. Không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng trên thực tế mà chim thiên nga còn hiện diện trong nhiều câu chuyện cổ tích châu Âu. Những con thiên nga trong sáng, hiền lành, khát khao cuộc sống và luôn mang trong mình sứ mệnh cao cả về tình anh em tương thân tương ái, sẵn sàng xả thân. Điển hình là truyện cổ tích Vịt con xấu xí của Châu Âu, truyện cổ Grim, sử thi Kalevala của Ba Lan hay câu chuyện thần thoại “Leda và thiên nga” trong thần thoại Hy Lạp…

Trong đạo Hinđu, Ấn Độ giáo, người ta gọi thiên nga là chim Hamsa hoặc Hansa sở hữu trí tuệ thiêng liêng và là phương tiện đi lại của các vị thần. Bên cạnh đó, chim thiên nga cũng tượng trưng của sự tịnh khiết. Hiện nay, người ta không tìm thấy chim thiên nga ở Ấn Độ. Qua các tài liệu để lại có thể vào thời điểm đó, chim thiên nga đã đi “lạc” đến đây.

Đến thăm công viên Safari, Thâm Quyến, Trung Quốc, du khách sẽ vô cùng ngỡ ngàng khi thấy thiên nga đen “mớm” cho cá chép vàng ăn. Thực tế thì thiên nga đen dùng nước để làm mềm thức ăn còn những con cá chép đến “ăn ké” thức ăn từ mỏ thiên nga đen. Cảnh tượng này diễn ra khá lâu và thường xuyên nên mọi người nghĩ thiên nga “bón” cho cá chép ăn và họ rất thích thú vì điều này.

Vẻ đẹp thánh thiện và tấm lòng của chim thiên nga luôn là nguồn cảm hứng đối với nghệ thuật. Chắc hẳn không có vũ công bale nào lại không mơ ước được sắm vai thiên nga trong vở Hồ Thiên Nga của Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Các nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ cũng có rất nhiều cảm hứng từ hình ảnh và đức tính của chim thiên nga.


Ngô Diệp (Tổng hợp)-Đã đăng THế giới phụ nữ

Không có nhận xét nào