Công dụng và lưu ý khi sử dụng mật ong
Tính kháng khuẩn: Bằng cách bôi mật ong nguyên
chất lên vết thương. Hoặc có thể bôi trực
tiếp mật ong lên vết bỏng để giảm đau, vô trùng. Mật ong được sử dụng trong điều
trị viêm kết mạc nhiễm trùng, nhiễm trùng mắt và giảm thời gian chữa bệnh như
giảm sưng, chảy mủ.
Chống nhiễm trùng da và da đầu: Xoa bóp nhẹ nhàng mật ong
pha loãng với nước lên nơi cần điều trị trong vòng 2-3 phút, sau ba giờ rửa lại
bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện 1-2 lần/ngày trong vòng một tuần sẽ cho sự cải
thiện đáng kể, giảm ngứa và giảm gàu. Hiện tượng rụng tóc cũng bớt. Khi bệnh
tình thuyên giảm, người bệnh tiếp tục thực hiện trong sáu tháng liên tiếp, mỗi
tuần 1 lần thì bệnh sẽ không tái phát.
Tốt cho đường ruột: Mật ong rất giàu những vi khuẩn thân thiện như bifido
và lactobacilli. Chúng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch
và giảm dị ứng. Mật ong được cho là lành mạnh hơn đường.
Mật ong tốt cho hệ miễn dịch, bổ máu |
Lưu ý khi sử dụng mật
ong:
Đậu phụ: Trong đậu phụ thường có thạch cao, trong mật ong có đường.
Hai chất này khi kết hợp với nhau sẽ tạo sự vón cục, đông cứng trong dạ dày,
gây nên khó thở, hụt hơi và hôn mê. Trường hợp, mắc bệnh tim có thể dẫn đến tử
vong ngay tại chỗ. Sữa đậu nành cũng gây hiệu ứng tương tự.
Cua: Sử dụng món ăn có cua và mật ong dễ gây kích thích đường ruột,
tiêu chảy. Hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn khi dùng cùng một món. Không may rơi vào
trường hợp này có thể dùng đậu đen hoặc cam thảo để giải độc.
Nước sôi: Pha loãng mật ong với nước sôi ấm hoặc để nguội đều không
có tác động đáng nghi ngại. Hàm lượng enzyme, vitamin, khoáng chất trong mật
ong rất dồi dào nhưng nếu pha với nước sôi nóng thì chúng sẽ phá vỡ. Nên pha mật
ong với nước ở 37ºC là tốt nhất.
Mật ong kỵ nhiều thứ trong đó có thì là và cá chép |
Cá chép và cây thì là: Theo kinh nghiệm dân gian, mật ong kỵ với cá chép và
cây thì là. Do đó, bạn không nên sử dụng món có cá chép, thì là và mật ong
trong cùng bữa ăn. Điều này dẫn đến cơ thể bị trúng độc, tổn thương gan, sưng
hoặc đau mắt đỏ.
Hành tây: Khi axit hữu cơ và enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa
lưu huỳnh của hành tây sẽ gây nên phản ứng hóa học gây tiêu chảy.
Người bị tiểu đường và huyết áp thấp: Vì hàm lượng đường trong
máu cao. Bên cạnh đó, chất acetylchnline có thể làm giảm huyết áp. Nếu muốn sử
dụng mật ong phải có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Người bệnh đường ruột và phụ nữ có thai: Mật ong khiến tử cung và
ruột co thắt. Nếu dùng mật ong sẽ gây rối
loạn đường ruột gây nên táo bón, tiêu chảy. Với phụ nữ có thai, hạn chế sự phát
triển thai nhi.
Trẻ em dưới một tuổi: Trong quá trình vận chuyển,
bảo quản, mật ong dễ bị nhiễm botulinum, bụi bẩn. Trẻ dưới một tuổi dễ bị ngộ độc
vì hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện dễ gây nên táo bón, chán ăn…
Người nhạy cảm: Mật ong có nhiều phấn hoa, cần loại bỏ phấn
hoa để tránh gây dị ứng cho người sử dụng
Bảo quản: Không nên bảo quản mật ong trong lọ kim loại vì trong mật ong
có chứa axit hữu cơ và đường. Dưới tác dụng của sự lên men sẽ tạo nên axit
etylenic có khả năng ăn mòn kim loại và gia tăng trong mật ong. Không dùng mật ong có nhiều bọt nổi.
Khi đó, mật ong đã bị oxy ngậm nước, dễ gây ngộ độc.
Đã đăng TGPN
Post a Comment